Bài học đánh Chắn đơn giản dễ hiểu cho người mới 2019

Được đơn giản hóa từ Tổ tôm, Chắn đã trở thành một trong trò chơi đánh bài lá được yêu thích nhất trong dân gian Việt Nam. Tuy nhiên muốn học chơi Chắn không phải chuyện một sớm một chiều. Với luật chơi phức tạp về cước, xướng, đền làng,… Chắn đòi hỏi người chơi cần có kiến thức đầy đủ nhất. Vậy để học dạy đánh Chắn, chúng ta cần tìm hiểu những gì?

Tìm hiểu về Chắn

Chắn là một trò chơi trong dân gian Việt Nam, được chính ông cha của chúng ta sáng tạo ra từ bài Tổ tôm. Hiện tại Chắn gồm có bí tam, bí tứ và bí ngũ (chơi 3, 4, 5 người). Nếu bạn để ý kỹ, Chắn được chơi nhiều nhất ở phía Bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây,… Trong những trò chơi Chắn, bí tứ được coi là phổ biến nhất. Người chơi học đánh Chắn bí tứ sẽ thấy đơn giản nhưng cũng không hề mất đi sức hấp dẫn.
Trước đây nếu người chơi muốn học cách đánh Chắn sẽ phải mua bộ bài Tổ tôm. Sau đó họ phải bỏ hàng yêu gồm lão, thang và bộ nhất vạn, nhất văn, nhất sách. Tuy nhiên đến thời điểm này, người chơi sẽ mua được bộ Chắn có 100 quân sẵn một cách dễ dàng.
• Hàng yêu (Chi Chi): 4 lá
• Hàng nhị (nhị vạn, nhị sách, nhị văn): 4 lá
• Hàng tam (tam vạn, tam sách, tam văn): 4 lá
• Hàng tứ (tứ vạn, tứ sách, tứ văn): 4 lá
• Hàng ngũ (ngũ vạn, ngũ sách, ngũ văn): 4 lá
• Hàng lục (lục vạn, lục sách, lục văn): 4 lá
• Hàng thất (thất vạn, thất sách,thất văn): 4 lá
• Hàng bát (bát vạn, bát sách,bát văn): 4 lá
• Hàng cửu (cửu vạn, cửu sách, cửu văn): 4 lá
Khi học chơi Chắn, bạn cần nhận biết được phần chữ và hình ảnh của các lá bài. Nếu không bạn có thể nhờ các cao thủ dạy đánh chắn cho mình. Phần chữ gồm có 2 phần: chữ bên phải thể hiện hàng, chữ bên trái thể hiện chất. Phần hình ảnh được in trên lá bài diễn tả các nhân vật trong dân gian.
Tuy nhiên đối với những người không biết chữ Trung Quốc, cách nhận biết mặt chữ ở phần chất khá khó. Do vậy những người dạy chơi chắn thường truyền lại cho nhau câu nói: Vạn vuông, văn chéo, sách loằng ngoằng. Đây là cách đọc phần nửa bên dưới của con chữ bên trái. Từ đó người chơi dễ dàng phân biệt các lá bài.

Luật chơi Chắn

Sau khi đã hiểu sơ qua về Chắn, chúng ta sẽ học về luật chơi trò bài dân gian này. Như đã nói ở trên, Chắn bí tứ đang được ưa chuộng và phổ biến nhất hiện nay.

Nguyên tắc chia bài, chọn nọc, bốc cái

Cách chia bài Chắn khá đặc biệt so với những trò bài còn lại. Một ván bài sẽ có hai người chùng chia. Khi chơi Chắn bí tứ, hai người ngồi khác cánh với người ù ván trước sẽ phải chia bài. Mỗi người chơi sẽ chia khoảng 1 nửa bộ bài, rải đều lên bàn chơi và úp thành 5 phần. Lúc này sẽ thừa từ 0 đến 5 lá bài. Hai người chia xong sẽ hợp lại thành 5 phần chung. Người thắng ván trước sẽ dùng 5 lá thừa ra để chọn nọc.
Người thắng bỏ 5 lá thừa vào một phần bài tùy ý để lấy làm nọc. Sau đó họ ngẫu nhiên rút ra 1 lá bài trong nóc. Lá bài này được lật ngửa vào 1 trong 4 phần bài còn lại. Phần bài đó gọi là bài cái. Lá bài được lật ngửa lên gọi là Cái. Theo luật Chắn, việc bốc cái sẽ xác định phần bài của từng người và tìm ra người đi đầu tiên trong ván Chắn.
Con số trên Cái sẽ được dùng làm mốc để chọn ra người được bài cái và đi đầu. Chi là 1, nhị là 2,… Chúng ta đếm từ người bốc cái là 1. Sau đó lần lượt đếm ngược chiều kim đồng hồ cho đến khi dừng lại ở số của quân cái.
Một ván Chắn bắt đầu, mỗi người được chia 19 lá bài. Đối với nhà có cái thì sở hữu 20 lá và đi đầu tiên. Những người tiếp theo sẽ ăn hoặc bốc tùy ý. Thế nhưng cách chơi bài Chắn khác Phỏm là người chơi luôn phải có đủ 19 lá trên tay cho đến lúc ù.


Dạy đánh chắn cơ bản: Thuật ngữ cần biết

Người chơi giành chiến thắng là sở hữu bài ù và không phạm luật. Khi ù, người chơi này phải biết cách xướng ù chắn lên các cước mình có để tiến hành tính điểm. Nên nhớ rằng điểm này tính trên những cước mà người chơi xuống chứ không theo cước ở trên bài. Nếu xướng thừa hoặc sai cước, người chơi phải đền làng.
Dưới đây là những thuật ngữ cần biết khi học cách chơi chắn:
• Chắn: 2 lá bài cùng giá trị, đồng chất
• Cạ: 2 lá bài cùng giá trị, khác chất
• Ba đầu: 3 lá bài cùng giá trị, khác chất
• Què: Bài lẻ không thuộc cạ hoặc chắn
• Chì: Quyền bốc nọc đầu tiên. Ngoài ra còn là quyền quyết định ăn hoặc nhường cho cửa khác.
• Cửa: Nằm ở giữa 2 người chơi. Bên phải người chơi là cửa chì, bên trái là cửa trên.
• Nọc: Bộ bài thừa đặt giữa để người chơi bốc. Quy tắc bốc từ dưới lên trên. Nếu bốc nọc mà người chơi không ăn thì phải hô “Dưới”. Tức là người chơi bỏ qua lá này cho đối phương ăn hoặc sẽ bốc tiếp.
• Ăn: Hành động ăn bài đối phương hoặc bốc nọc ra để kết hợp với bài trên tay thành chắn, cạ. Đối với những người mới học chơi bài Chắn, cách ăn na ná Phỏm.
• Chíu: Người chơi sở hữu 3 lá bài giống nhau trên tay. Khi có người chơi bốc hoặc đánh 1 lá bài y hệt thì người chơi được chíu ăn lá này. Từ đó họ thành thành bộ 4 lá bài giống nhau.
Chú ý: Chíu có thể áp dụng ở bất kỳ cửa nào.
• Trả cửa: Người chơi chíu cửa nào thì phải đánh thế 1 lá bài vào vị trí đó.
• Chíu ù: Giống chíu nhưng quân mà người chơi chíu cũng là quân để ù.
• Ù: Có 19 lá bài chờ ù, kết hợp 1 nọc tạo thành 20 lá có 10 bộ chắn cạ. Theo cách chơi chắn cạ, bộ bài người chơi phải có ít nhất 6 chắn. Chíu tính là 2 chắn.
• Ù đè: Đây là trường hợp có 2 người chơi đang cùng chờ ù 1 lá bài. Người được ưu tiên ù khi lá bài này ở gần người chơi nhất (tính ngược chiều kim đồng đồ). Khi ù tại cửa của mình sẽ gọi là “Ù cửa chì”.
• Cửa chì (tay phải): Cửa của người chơi được ưu tiên ăn. Khi đánh bài, đây là cửa để đánh ra.
• Cửa trên (tay trái): Là cửa chì của người ngồi bên tay trái. Bạn chỉ được ăn khi người này nhường hoặc đánh ra.
• Ăn bòn: Bài của người chơi sở hữu sẵn 1 chắn. Khi hạn xuống sẽ ăn thành 2 bộ chắn như nhau.
• Ù bòn: Quân ăn bòn là quân để ù.
• Thiên khai: Bài của người chơi có sẵn 4 lá giống nhau về chất và hàng.

Hướng dẫn chơi Chắn: Lỗi phạt

Trò chơi bài nào cũng sẽ có những luật phạt riêng. Chắn cũng không hề ngoại lệ. Khi bạn được dạy đánh Chắn, hãy lưu ý những lỗi phạt để không bị mất tiền oan.

Lỗi thông thường

Khi bạn mắc những lỗi này, sẽ không được tính điểm nếu ù.
• Lỗi treo tranh
  • Chíu nhưng trả cửa sai vị trí.
  • Chíu nhưng không hạ đủ 4 lá xuống (đã đánh hết 1 vòng).
  • Có thể hạ chắn xuống ăn nhưng lại đi hạ ăn cạ.
Mời bạn tham khảo thêm bài viết “Tìm hiểu tựa game hấp dẫn Tam Quốc Sát Online” để có thông tin về trò chơi thú vị này nhé.
• Lỗi trái vỉ
Khi bạn ăn 1 cạ phải theo nguyên tắc dạy đánh Chắn như sau: đặt lá bài trên tay ở trên lá bài vừa ăn. Nếu đặt ngược lại là phạm lỗi.
Với những lỗi này, các cụ đã có câu nói nổi tiếng: Treo tranh, trái vỉ nghỉ ăn tiền.

Lỗi phải đền làng

• Lỗi bỏ ăn chắn: Người chơi có thể ăn một quân bài chắn để thành chắn nhưng bỏ qua. Ở lần đánh sau, họ lại ăn hoặc đánh chính quân đó đi.
• Lỗi ăn chọn cạ: Bỏ không ăn cạ một lá bài nào đó. Ở lần đánh sau, người chơi lại ăn cạ lá này hoặc lá bài cùng hàng với nó.
• Lỗi đánh cả chắn: Cách chơi chắn vạn văn đã quy định người chơi không được đánh bỏ cả 1 chắn đi.
• Lỗi xé chắn: Đánh bỏ 1 lá bài đi rồi sau lại ăn chính nó. Ngoài ra cũng không được dùng lá bài đó ăn cạ.
• Lỗi tách chắn ăn cạ: Theo luật đánh Chắn, không được phá 1 chắn để ăn cạ rồi sau lại ăn, ù hoặc đánh lá còn lại.
• Lỗi ăn chắn xé chắn: Người chơi ăn 1 chắn rồi lại xé đúng chắn đó để đánh.
• Lỗi ăn cạ đánh cạ: Đánh bỏ luôn 1 cạ rồi ăn cạ khác hoặc ngược lại.
• Lỗi xé cạ ăn cạ: Người chơi xé cạ ra đánh, sau đó ăn cạ với lá còn lại.
• Lỗi tách cạ ăn cạ: Người chơi tách 1 cạ xuống để ăn 1 cạ khác. Sau đó họ lại ăn, ù hoặc đánh lá còn lại.
Theo hướng dẫn đánh chắn cơ bản, người chơi dính những lỗi này phải tạm dừng ván Chắn. Sau đó phải đền làng theo cước người ù. Nếu ván Chắn hòa, người chơi không mất tiền.
• Lỗi ăn cạ đổi chờ: Khi bài người chơi đang chờ ù thì không được ăn cạ để đổi chờ.
• Lỗi ù láo, ù phá bài: Người chơi hạ bài ù nhưng không đủ yếu tố bắt buộc để ù.
• Lỗi ù chi rộng: Người chơi đã có 6 chắn trở lên nhưng vẫn chờ ù bắn cá.
• Lỗi bỏ ù: Khi người chơi lên cây ù mà quên không ù khi bốc nọc tiếp theo thì không được phép ù. Nếu cố tình ù sẽ phạm lỗi.
Tiền người chơi phải đền là tám đỏ hai lèo cờ úp.
• Lỗi xướng sai: Người chơi xướng thừa hoặc sai những cước mình có.
Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn chơi bài chắn cơ bản nhất dành cho người mới. Bạn đã sẵn sàng thử sức với trò bài dân gian Việt Nam có truyền thống lâu đời này hay chưa? Tuy nhiên trước khi thử sức mình, bạn hãy học dạy đánh Chắn về những kinh nghiệm và thủ thuật đã nhé! Chúc bạn luôn giành chiến thắng.


Nguồn: Sunwin

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét